Nội dung chính
SMS Brandname là gì và cách phòng chống.
Thông qua sự kiện hàng loạt khách hàng mất tiền và không hiểu nguyên nhân tại sao vì tin nhắn định danh từ ngân hàng vừa qua, tôi xin được cóp nhặt và phân tích cách thức hoạt động của SMS Brandname có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
SMS BrandName là gì ?
- SMS Brandname hay còn được gọi là tin nhắn thương hiệu là dịch vụ gửi tin nhắn hàng loạt giúp doanh nghiệp gửi tin nhắn tiếp thị, chăm sóc khách hàng.
Vậy làm thế nào để sử dụng SMS BrandName
Hầu hết các nhà mạng viễn thông đều hỗ trợ đăng ký SMS Brandname. Trình tự để đăng ký dịch vụ dịch vụ SMS như sau.
- Chọn nhà cung cấp dịch vụ: Dựa trên nhu cầu và ngân sách của doanh nghiệp, bạn nên nghiên cứu và chọn những dịch vụ SMS thương hiệu uy tín.
- Chọn brandname đăng ký với nhà mạng: Tên thương hiệu mà nhà mạng chấp nhận có độ dài từ 3-11 kí tự. Bạn nên chọn những tên dễ hiểu, không chứa kí tự đặc biệt để có thể hiển thị tốt trên nền tảng di động.
- Cung cấp giấy phép: Các giấy tờ pháp nhân của doanh nghiệp bao gồm giấy phép kinh doanh, giấy ủy quyền cho nhà cung cấp dịch vụ SMS Brandname.
- Đăng ký mẫu nội dung: Nội dung dự kiến được gửi cho khách hàng sẽ được đăng kí với nhà mạng để kiểm duyệt và lưu trên hệ thống.
Một người bạn hỏi mình làm như thế nào để gửi một SMS brandname giả???.
“Darkweb is the way and the place” – mình nói.
Dưới đây là một số dịch vụ SMS gateway có thể dùng để gửi SMS brandname – của thế giới ngầm giá tầm $100đến $500 tùy theo chất lượng và số lượng SMS cần gửi.
Sau khi dạo một hồi từ các kênh darkweb. Mình thử nghiệm một SMS brandname với tên là: Facebook – để thử gửi thẳng về số điện của mình xem sao.
Hỏi thử một người rao bán dịch vụ trong một group telegram xem sao:
Gửi được thật: OMG 😆. Trong vòng tích tắc đã có tin nhắn dưới Brandname: Facebook.
Nội dung tin nhắn như sau – giống với nội dung mà mình yêu cầu:
Như vậy thì quá nhanh quá nguy hiểm phải không các bạn.
Để phòng tránh các hình thức lừa đảo và đảm bảo an toàn, cần lưu ý các vấn đề sau:
1. Tuyệt đối không truy cập các đường link, liên kết trong tin nhắn/email lạ hoặc không rõ nguồn gốc.
2. Chỉ đăng nhập vào dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua website chính thức của ngân hàng đang sử dụng, có thể liên hệ với tổng đài ngân hàng để lấy thông tin trang chính thức.
3. Hạn chế dùng máy tính công cộng, mạng không dây công cộng khi truy cập vào hệ thống ngân hàng điện tử.
4. Không cung cấp tên, mật khẩu đăng nhập ngân hàng trực tuyến, mã xác thực OTP, số thẻ ngân hàng qua điện thoại, email, mạng xã hội và các trang web.
5. Đặt mật khẩu khó đoán, thực hiện thay đổi mật khẩu thường xuyên hoặc khi nghi ngờ bị lộ. Không sử dụng các tính năng lưu mật khẩu để đăng nhập tự động, không sử dụng chung một mật khẩu để đăng nhập ngân hàng trực tuyến và mật khẩu thư điện tử hoặc mật khẩu đăng nhập vào các mạng xã hội.
6. Đăng ký nhận thông báo thay đổi số dư giao dịch.
7. Đăng ký sử dụng phương thức xác thực Smart OTP khi giao dịch trực tuyến. Sử dụng bảo mật 2 lớp cho những tài khoản mạng xã hội, email…
Bài viết có tham khảo từ nhiều nguồn